Rạn da tuy không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nhưng lại khiến các chị em phụ nữ cảm thấy tự ti về vẻ ngoài của mình. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu các phương pháp hạn chế rạn da để giúp các chị em tự tin khoe cá tính hơn nhé.
Rạn da là gì?
Rạn da là hiện tượng xuất hiện những vết nứt, rãnh nhỏ trên bề mặt da, thường có màu trắng hoặc hồng đỏ, gây ra do sự kéo căng và giãn nở quá mức của da. Thông thường, rạn da xuất hiện khi da bị kéo căng quá nhanh trong thời gian ngắn, khiến lớp collagen và sợi đàn hồi bên trong da bị phá vỡ. Vị trí thường xuất hiện rạn da nhiều nhất là trên bụng, đùi, mông, ngực và cả cánh tay.
Rạn da khi mang thai
Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều biến đổi, dẫn đến việc rạn da thường xảy ra, đặc biệt là ở những người tăng cân nhanh chóng. Khi thai nhi phát triển, cơ thể mẹ phải chịu sự gia tăng về trọng lượng và kích thước, làm căng các vùng da như bụng, đùi và mông. Thông thường, các sợi collagen và elastin trong da có khả năng giãn ra và co lại linh hoạt, không gây ra vết rạn.
Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai, quá trình thay đổi diễn ra quá nhanh, làm cho các vùng da nhạy cảm không kịp giãn ra một cách đều đặn. Những sợi collagen và elastin không đủ linh hoạt để đáp ứng sự mở rộng đột ngột, dẫn đến việc đứt gãy collagen và liên kết, hình thành các vết rạn da.
Những biểu hiện của tình trạng rạn da
- Vết nứt trên da: Rạn da xuất hiện dưới dạng các vết nứt nhỏ hoặc rãnh dọc hoặc ngang trên bề mặt da. Các vùng da bị rạn thường có màu hồng hoặc trắng, tùy thuộc vào giai đoạn rạn da.
- Cảm giác ngứa và khó chịu: Da bị rạn thường gây ra cảm giác ngứa và khó chịu, đặc biệt khi da bị kéo căng hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Vùng da mềm mại, thiếu đàn hồi: Các vùng da bị rạn thường có cảm giác mềm mại hơn, thiếu đàn hồi và không còn đàn hồi như da bình thường.
- Thay đổi màu sắc: Vùng da bị rạn có thể thay đổi màu sắc, từ hồng hoặc đỏ ban đầu sau khi hình thành, sau đó chuyển sang màu trắng bạc vì da bị thiếu sự sản sinh melanin.
- Tập trung ở vùng bụng, đùi, mông và ngực: Rạn da thường tập trung nhiều nhất ở những vùng da phải chịu tác động kéo căng mạnh mẽ, như bụng, đùi, mông và ngực.
- Dạng rãnh không đều: Các vết rạn thường không có hình dạng đều đặn, chúng có thể xuất hiện theo dạng rãnh dọc, ngang hoặc chéo trên da.
Rạn da thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, đôi khi bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng thường gặp nhiều nhất từ tháng thứ 6, tháng 7 trở đi. Điều này xảy ra do giai đoạn này, thai nhi tăng trưởng vượt bậc về trọng lượng cơ thể, khiến da của bà bầu bị kéo căng nhanh chóng.
Sau khi sinh, hầu hết các trường hợp bị rạn da đều không thể phục hồi hoàn toàn về trạng thái ban đầu. Lúc này, để cải thiện tình trạng rạn da, cần sử dụng sự kết hợp giữa các loại máy móc và sản phẩm làm săn da. Đối với những trường hợp rạn nặng, với nhiều vết rạn dài và sâu, việc xử lý hoàn toàn vết rạn có thể cần đến can thiệp phẫu thuật.
Phương pháp hạn chế rạn da
Rạn da tuy không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe, nhưng lại là một vấn đề hết sức đau đầu đối với chị em phụ nữ. Vì các chị em cảm thấy vô cùng tự ti với các vết rạn xuất hiện trên da mình. Vì vậy, những phương pháp hạn chế rạn da là điều thực sự cần thiết đối với chị em phụ nữ.
Để hạn chế tình trạng rạn da, chị em phụ nữ cần phải lưu ý một số điều như sau:
- Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và đa dạng, bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin A, C, E và protein, sẽ giúp tăng cường sức khỏe da từ bên trong. Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ bảo vệ sức khỏe của thai nhi mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ bị rạn da khi mang thai.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai. Trong thời gian mang thai, phụ nữ thường có xu hướng ăn nhiều hơn so với bình thường. Tuy nhiên, việc tăng cường dinh dưỡng không đồng nghĩa với việc ăn nhiều hơn về số lượng, mà là tập trung vào việc cải thiện chất lượng dinh dưỡng thông qua một chế độ ăn uống hợp lý.
- Vào tuần 8 của thai kỳ, khi thai nhi đã phát triển nhanh chóng. Mẹ có thể dùng kết hợp các loại kem chống rạn da có nguồn gốc lành tính từ thiên nhiên để giúp da săn chắc
- Massage là 1 phương pháp hạn chế rạn da hiệu quả, bên cạnh đó còn giúp cho thai nhi thư giãn tốt
- Nhớ phải uống đủ nước
- Tập yoga một cách nhẹ nhàng để cơ thể được dẻo dai và săn chắc, từ đó giúp hạn chế rạn da hiệu quả
Xem thêm: Chăm sóc mẹ sau 30 ngày đầu tiên đúng cách
Làm cách nào để cải thiện tình trạng rạn da
Một vài phương pháp cải thiện rạn da thông dụng
- Một chế độ ăn uống hợp lý, giảm cân sau khi sinh ngay lập tức sẽ giúp da bị rạn nhanh chóng vì chưa kịp thích nghi. Vì vậy cần có thời gian giảm cân phù hợp
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, để các cơ săn lại. Từ đó các vết rạn sẽ thu nhỏ và từ từ phục hồi
- Sử dụng công nghệ laser để điều trị rạn da
- Sử dụng kem và các sản phẩm điều trị rạn da acid glycolic hoặc retinol
Ngoài các phương pháp đó thì bạn cũng có thể hạn chế rạn da bằng các nguyên liệu tại nhà từ thiên nhiên như:
Dầu dừa:
- Dầu dừa là một phương pháp phổ biến để phòng ngừa rạn da khi mang thai, và đã được nhiều bà mẹ tin dùng.
- Tác dụng của dầu dừa là làm tăng độ mềm mại và đàn hồi cho da, giúp hạn chế nguy cơ bị rạn da trong quá trình mang thai.
- Cách sử dụng dầu dừa đơn giản, bạn chỉ cần thoa đều dầu lên vùng có nguy cơ rạn da hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng dầu dừa nguyên chất và bắt đầu sử dụng từ tháng thứ 4 của thai kỳ.
Sữa tươi
- Sữa tươi chứa nhiều protein, vitamin, acid lactic và enzym hữu ích cho da. Những thành phần này giúp duy trì độ ẩm, làm mềm da, ngăn ngừa lão hóa và kích thích quá trình lành các vùng bị rạn da.
- Cách sử dụng sữa tươi rất đơn giản. Bạn chỉ cần massage nhẹ nhàng sữa lên các vùng có nguy cơ bị rạn da, và thực hiện thao tác này liên tục và đều đặn mỗi ngày cho đến khi thấy vùng rạn da được cải thiện
Rạn da là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai và người béo phì. Dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng rạn da ảnh hưởng đến thẩm mỹ da và làm người phụ nữ cảm thấy tự ti khi mặc các trang phục hở eo hoặc váy ngắn. Khả năng phục hồi của rạn da phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Để hạn chế hậu quả, nên chú ý phòng tránh tình trạng rạn da từ đầu.
Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/cac-bien-phap-han-che-ran-da-khi-mang-thai/